Điều trị triệt để sỏi thận, với kỹ thuật tán sỏi thận bằng ống mềm

Tán sỏi thận bằng ống mềm được thực hiện như thế nào?

Tán sỏi ống mềm là kỹ thuật được thực hiện bằng việc đưa ống soi mềm qua đường tiểu lên niệu quản – bể thận, vào các đài thận và tán vụn sỏi, … Phương pháp này giúp tối ưu hóa chức năng thận và giúp người bệnh hồi phục nhanh chóng. Đây là một kĩ thuật vô cùng hiện đại, an toàn, hiệu quả và ít xâm hại trong điều trị bệnh lý sỏi đường tiết niệu so với các phương pháp khác.

Tán sỏi thận bằng ống mềm được chỉ định với một số trường hợp như sau:

  • Sỏi đài bể thận nhỏ hơn 3cm đơn thuần, có 1 – nhiều viên.
  • Sỏi đài thận nhỏ hoặc ở vị trí khó tiếp cận PCNL, ESWL
  • Sỏi thận sót, tái phát sau phẫu thuật mở, TSNS, PCNL, ESWL
  • Sỏi niệu quản trên di chuyển trong thận sau tán sỏi nội soi ngược dòng bằng ống cứng, ống bán cứng.
  • Sỏi niệu quản trên di chuyển vào thận trong phẫu thuật nội soi sau phúc mạc lấy sỏi.
  • Sử dụng ống soi mềm phối hợp trong trường hợp PCNL khó tiếp cận hoặc trong trường hợp mở bể thận kết hợp ống soi mềm lấy sạch sỏi.
  • Sỏi niệu quản đoạn cao chỉ định tán sỏi bằng ống soi mềm một thì.
Tán sỏi thận bằng ống mềm được thực hiện như thế nào?
Tán sỏi thận bằng ống mềm được thực hiện như thế nào?

Lợi ích của việc lựa chọn tán sỏi thận bằng ống mềm

So với các phương pháp khác như phẫu thuật mở, tán sỏi qua da, tán sỏi ngoài cơ thể, nội soi lấy sỏi, …; tán sỏi bằng ống mềm giúp tiết kiệm thời gian hơn, ít đau và thời gian hồi phục nhanh hơn nhiều.

Đây là một phương pháp điều trị xâm lấn tối thiểu và hiệu quản, thường được sử dụng trong các trường hợp khó xử lý như:

  • Sỏi niệu quản di chuyển lên thận.
  • Sử dụng kết hợp trong tán sỏi qua da bằng đường hầm nhỏ để lấy sách sỏi ở những vị trí khó.
  • Sỏi thận vừa và nhỏ.
  • Sỏi thận còn sót sau phẫu thuật mổ mở, sau tán sỏi qua da.
  • Sỏi niệu quản di chuyển lên thận trong trường hợp tán sỏi ngược dòng bằng ống cứng, ống bán cứng.
  • Sỏi niệu quản đoạn cao, sử lý bằng ống cứng không hiệu quả.

Bên cạnh đó, tán sỏi ống mềm giúp người bệnh giữ được chức năng thận một cách tối đa, không đau, không chảy máu mà lại nhanh hồi phục.

Lợi ích của việc lựa chọn tán sỏi thận bằng ống mềm
Lợi ích của việc lựa chọn tán sỏi thận bằng ống mềm

Quy trình tán sỏi ống mềm

Bước 1: Bác sĩ sử dụng ống soi cứng, soi theo niệu đạo, bàng quang nhằm đánh giá tình trạng niệu đạo, bàng quang. Sau đó bác sĩ luồn dây dẫn đường vào lỗ niệu quản bên sỏi.

Bước 2: Đặt sheath đỡ niệu quản.

Bước 3: Bơm rửa sỏi vụn, sử dụng sonde plastic đặt theo sheath bơm sỏi vụn theo ra ngoài theo sheath.

Bước 4: Rút sheath và đặt sonde JJ.

Bước 5: Đặt sonde tiểu lưu và kết thúc quá trình phẫu thuật.

Quy trình tán sỏi ống mềm
Quy trình tán sỏi ống mềm

Những rủi ro, nguy cơ có thể gặp khi thực hiện tán sỏi ống mềm

Khách hàng có thể gặp một số rủi ro khi thực hiện phương pháp tán sỏi bằng ống mềm như:

  • Sốt.
  • Đau hạ sườn bên sỏi.
  • Chấn thương thận.
  • Bí tiểu cấp tính, trầy xước niệu quản.
  • Đái ra máu.
  • Nhiễm trùng huyết.
  • Nhiễm trùng tiết niệu.
  • Trong quá trình đặt sheath và rút sheath có thể gặp như tổn thương đứt niệu quản.

Hãy để lại ý kiến của bạn về bài viết này

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *