SỎI TIẾT NIỆU NHỎ HƠN 1CM ĐIỀU TRỊ THẾ NÀO?

Sỏi tiết niệu là căn bệnh phổ biến tại Việt Nam. Tuỳ vào từng loại sỏi, vị trí sỏi cũng như kích thước sỏi mà sẽ có các phương pháp điều trị khác nhau. Với những sỏi lớn hơn 1cm, mời quý bạn đọc theo dõi bài viết NHỮNG PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ SỎI THẬN TRÊN 10MM tại đây. Với những sỏi tiết niệu nhỏ hơn 1cm, chúng ta có thể điều trị bằng các phương pháp không can thiệp như Điều trị nội khoa bằng thuốc hoặc Tán sỏi ngoài cơ thể 

Sỏi tiết niệu nhỏ hơn 1cm điều trị thế nào?

Sỏi tiết niệu là căn bệnh khá phổ biến ở Việt Nam. Theo Thư viện Y học quốc gia Mỹ, người dân khu vực Đông Nam Á bị sỏi tiết niệu cao nhất thế giới, với tỷ lệ 5-19,1%. Riêng Việt Nam ghi nhận 2-12% dân số bị sỏi tiết niệu, trong đó sỏi thận chiếm 40%. Với những trường hợp sỏi kích thước lớn bệnh nhân cần can thiệp ngoại khoa nhưng với những viên sỏi nhỏ, mới hình thành các bác sĩ có thể chỉ định các biện pháp sau để điều trị sỏi:

 Điều trị nội khoa bằng thuốc

Khi phát hiện bệnh nhân có sỏi nhỏ (khoảng dưới 7mm) các bác sĩ có thể chỉ định bệnh nhân điều trị nội khoa bằng thuốc. Các loại thuốc được kể đến như thuốc giảm đau (trong trường hợp bệnh nhân bị đau quặn thận do sỏi), thuốc giãn cơ trơn, kháng sinh (nếu có dấu hiệu nhiễm trùng),… Việc sử dụng thuốc kết hợp tăng dòng nước tiểu (thuốc lợi tiểu, uống nhiều nước) sẽ giúp tăng sự nhu động của niệu quản, khiến viên sỏi được tống xuất ra ngoài hiệu quả hơn.
– Ưu điểm: Không gây xâm lấn, chi phí thấp
– Nhược điểm: Chỉ phù hợp với sỏi kích thước nhỏ, cần điều trị trong thời gian dài, hiệu quả không cao bằng các phương pháp can thiệp ngoại khoa.

 Phương pháp tán sỏi ngoài cơ thể

Đây là kỹ thuật dùng sóng xung động tác động từ bên ngoài cơ thể vào vùng có sỏi. Sóng sẽ xuyên qua bề mặt cơ thể, truyền trong môi trường nước, hội tụ ở viên sỏi, làm vỡ sỏi thành những mảnh nhỏ. Sau đó, các mảnh sỏi vụn được kết hợp điều trị bằng thuốc để đẩy ra ngoài. Kỹ thuật này ưu tiên áp dụng cho sỏi thận có kích thước nhỏ (dưới 1.5cm)
– Ưu điểm: Không gây đau, không ảnh hưởng nhiều tới chức năng thận, chi phí thấp, bệnh nhân có thể ra viện trong ngày.
– Nhược điểm: Hiệu quả tán sỏi chỉ đạt từ 55 – 80%. Không hiệu quả với các trường hợp sỏi rắn (sỏi oxalat canxi một phân tử nước) và sỏi cystin. Cần tán sỏi lần 2 hoặc nhiều lần gây bất tiện cho người bệnh về chi phí, thời gian và sức khỏe. Vẫn có biến chứng khi tán sỏi.

Các phương pháp hỗ trợ tống xuất sỏi

 Để quá trình điều trị sỏi không can thiệp thuận lợi hơn, Accutech Việt Nam xin giới thiệu đến bạn một số phương pháp hỗ trợ tống xuất sỏi như sau:

Kỹ thuật vỗ rung thận

Bước 1: Xác định vị trí hố thận
– Cách 1: Đặt tay phía sau lưng bệnh nhân, ngay dưới và song song với xương sườn 12, các ngón tay hướng về góc xương cột sống. Đó là vùng hố thận
-Cách 2: Bệnh nhân đứng thẳng người, chống 2 bàn tay đặt ra sau lưng, ngón tay cái ôm lấy bờ ngoài thắt lưng, kéo tay lên cao nhất có thể, điểm chạm của đầu ngón tay với bờ dưới xương sườn 12 ( xương sườn cuối cùng) chính là vùng hố thận.
Bước 2: Vỗ rung thận:
Áp dụng cho bên thận có sỏi (sỏi niệu quản không áp dụng)
Tư thế bệnh nhân: bệnh nhân có thể nằm sấp hoặc ngồi cong lưng về vể trước 2 tay chống đầu gối
Cách làm:
– Đặt 1 bàn tay người khám tại vùng hố thận
– Dùng nắm tay còn lại đấm nhẹ lên mu bàn tay kia của người khám
Chú ý: Đấm nhẹ, chậm, đấm liên tục mỗi lần từ 100-200 cái, mức độ tùy sức chịu của bệnh, chấn động sẽ lan sâu và sẽ cảm thấy đau tức.
– Với sỏi ở đài bể thận, nhóm đài trên, nhóm đài giữa các bạn chỉ cần áp dụng rung thận ngày 2-3 lần hoặc bất cứ khi nào rảnh, mỗi lần tác động 100-200 lần/bên thận
-Với sỏi ở nhóm đài dưới kết hợp trồng cây chuối hoặc nằm dốc đầu 45 độ kết hợp rung thận
Khi thực hiện động tác thường bệnh nhân có sỏi sẽ thấy đau tức nhẹ hoặc không đau, nhưng nếu bệnh nhân đau chói, đau lan tỏa sau khi đã dừng động tác cần cho bệnh nhân đi khám loại trừ các bệnh nhiễm trùng, ứ mủ hay chấn thương thận.

Các bài tập khác

Ngoài phương pháp vỗ rung thận, bệnh nhân có thể kết hợp các bài tập khác như nhảy dây, chạy bộ để hỗ trợ quá trình tống xuất sỏi.
 Nếu thực hiện các biện pháp trên mà vẫn không tống xuất được sỏi, bệnh nhân cần đến gặp bác sĩ và cân nhắc các phương pháp Tán sỏi ít xâm lấn như:
– Tán sỏi ngoài cơ thể
– Tán sỏi ống mềm
– Tán sỏi thận qua da đường hầm nhỏ (mini – PCNL)
Đây đều là những phương pháp tiên tiến và hiệu quả giúp bệnh nhân điều trị dứt điểm sỏi thận, sỏi tiết niệu. Để được tư vấn kỹ hơn về các phương pháp điều trị sỏi tiết niệu cũng như các bác sĩ, bệnh viện uy tín, Quý bạn đọc vui lòng liên hệ với Accutech Việt Nam qua:
– Fanpage Accutech Việt Nam
– Website
– Hotline 0975.340.011
để được hỗ trợ tốt nhất.
Accutech Việt Nam, hân hạnh đồng hành cùng các Bác sĩ, Bệnh viện và Bệnh nhân trên toàn quốc.

Hãy để lại ý kiến của bạn về bài viết này

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *