NGUYÊN NHÂN GÂY RA SỎI THẬN Ở PHỤ NỮ

Theo số liệu năm 2017, tỷ lệ nam mắc sỏi tiết niệu là 10,8% và 6,62% ở nữ. Nhưng những năm gần đây sự chệnh lệch này đang dần thu hẹp lại, tỷ lệ sỏi thận ở phụ nữ tăng lên 7-8%, đây quả là một con số đáng báo động. Vậy, đâu là những nguyên nhân nào dẫn đến sỏi thận ở phụ nữ? Hãy cùng Accutech Việt Nam phân tích trong bài viết sưu tầm và tổng hợp sau đây.

Nguyên nhân gây sỏi thận ở phụ nữ:

Do chế độ ăn, uống không hợp lý:

"<yoastmark

Người Việt Nam có thói quen ăn mặn, nhiều gia vị, khi trong độ tuổi sinh sản nhiều gia đình còn có quan niệm “Ăn mặn đẻ con trai”, điều này gây ảnh hưởng xấu tới thận và tăng nguy cơ hình thành sỏi thận ở cả 2 giới, đặc biệt là phụ nữ. Cụ thể, khi cơ thể phải hấp thu quá nhiều muối gây tăng bài tiết natri, lượng canxi được đào thải ra nước tiểu cũng cao hơn. Thêm vào đó, việc không cung cấp đủ nước cho cơ thể gây đặc nước tiểu, dễ dẫn đến tình trạng bão hòa các chất trong nước tiểu. Khi các chất khoáng đạt trạng thái quá bão hòa sẽ lắng đọng và kết tinh tạo ra sỏi.

Do môi trường làm việc:

Nước ta có khí hậu nóng ẩm, điều này cũng là nguyên nhân tỷ lệ mắc sỏi tiết niệu ở Việt Nam khá cao. Khí hâu nóng ẩm làm ta tăng tiết mồ hôi, giảm lượng nước đi qua thận, gây đặc nước tiểu, nhất là với những người thường xuyên làm việc ngoài trời. Các chị em làm văn phòng đôi khi ngại đi vệ sinh nhiều nên ít uống nước, thêm việc ngồi một chỗ lâu cũng sẽ làm tăng nguy cơ tạo sỏi.

Do đặc điểm cấu tạo của hệ tiết niệu:

Do bẩm sinh hay tai nạn, một số phụ nữ bị hẹp đường tiết niệu gây nghẽn đường tiểu, tạo cơ hội để các chất khoáng dư thừa kết tinh gây sỏi thận.

Các nguyên nhân khác:

  • Do cấu tạo niệu đạo của phụ nữ ngắn (khoảng 4cm) nên nguy cơ viêm nhiễm đường tiết niệu của phụ nữ cao hơn. Khi bị viêm nhiễm đường tiết niệu, nguy cơ mắc sỏi thận cao hơn bình thường. Loại sỏi thường mắc trong trường hợp này là sỏi phosphat thường gặp là loại Magnésium Ammonium Phosphate hay còn gọi là sỏi nhiễm trùng. Sỏi có màu vàng và hơi bở. Loại sỏi này thường rất lớn có thể lấp kín các đài bể thận gây ra sỏi san hô.
  • Hậu quả của bệnh lý đường tiêu hóa như viêm loét dạ dày, tiêu chảy… cũng có thể hình thành sỏi Calci Oxalat. Tiêu chảy làm mất nước, mất các ion Na+ K+… giảm lượng nước tiểu; nồng độ Oxalat trong nước tiểu tăng… từ đó dễ hình thành sỏi.
  • Theo trao đổi của Accutech với các bác sĩ đầu ngành tiết niệu, nguyên nhân chính gây sỏi thận ở phụ nữ chính là thói quen ăn uống, sinh hoạt không hợp lý. Đây là một căn bệnh nguy hiểm nhưng không khó chữa. Hiện nay đã có nhiều phương pháp điều trị ưu việt giúp điều trị hoàn toàn sỏi tiết niệu.

Đón đọc các số tiếp theo của Fanpage Accutech Việt Nam để cập nhật về các phương pháp này, hoặc bạn có thể truy cập vào trang web chính thức của Accutech Việt Nam.

Accutech Việt Nam, hân hạnh mang tới những thông tin y khoa hữu ích dành cho bạn và gia đình!

Hãy để lại ý kiến của bạn về bài viết này

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *