Bệnh sỏi niệu đạo

Sỏi niệu đạo là dạng sỏi hiếm gặp nhất trong sỏi tiết niệu. Nhưng đây lại là loại sỏi mang đến nhiều bất tiện và đau đớn cho người bệnh.

I. Triệu chứng

Dấu hiệu của sỏi niệu đạo

ĐAU

Nơi sỏi niệu đạo mắc lại, đường tiết niệu thường bị kích thích, cọ xát gây tổn thương niệu đạo và ứ đọng nước tiểu. Việc này làm tăng áp lực đột ngột ở đài – bể thận làm nên các cơn đau quặn thận. Đầu tiên chỉ đau ê ẩm vùng thắt lưng, đau tăng lên khi vận động nặng, đi đường dài, đạp xe… bên cạnh đó thì người bệnh còn có những cơn đau quặn vùng thận. Tính chất đau dữ dội, mãnh liệt, cảm giác bị co thắt bên trong, lăn lộn, không nằm ở tư thế nào để giảm đau, nôn và buồn nôn. 

 

TIỂU TIỆN KHÓ
Sỏi kẹt làm tổn thương niệu đạo sẽ ngăn lại dòng tiểu. Làm bệnh nhân tiểu khó, gây đau khi đi tiểu. Thâm chí niệu đạo chảy máu còn gây tình trạng tiểu máu. Ngoài máu có thể tiểu ra mủ (dấu hiệu cần nghĩ đến sỏi thận), tiểu buốt hay gắt (nếu viêm đài – bể thận).

II. Tác hại

Sỏi niệu đạo có nguy hiểm không?

Niệu đạo là chặng đường cuối cùng mà nước tiểu phải đi qua trước khi ra ngoài cơ thể. Nếu sỏi niệu đạo không được loại bỏ kịp thời sẽ ngăn cản sự lưu thông của dòng chảy, khiến nước tiểu ứ đọng lại ở toàn bộ hệ thống tiết niệu, dẫn đến nhiều hậu quả rất nghiêm trọng, bao gồm:

– Thận ứ nước, giãn bể thận, đài thận: nước tiểu bị chặn lại bởi sỏi niệu quản sẽ ứ đọng lại trong thận, niệu quản, bàng quang, nếu không được can thiệp kịp thời, thể tích nước tiểu không ngừng tăng lên sẽ khiến thận bị ứ nước, đài và bể thận bị giãn rộng.

– Suy thận cấp và mạn tính: Sỏi niệu đạo kéo dài sẽ làm tăng nguy cơ nhiễm trùng thận, thận ứ nước, ứ mủ… dần dần sẽ dẫn làm suy giảm chức năng thận, gây bệnh suy thận cấp và mạn tính, tác động nghiêm trọng đến sức khỏe và tính mạng của người bệnh.

– Nhiễm trùng đường tiết niệu: sỏi niệu đạo gây tắc nghẽn đường tiểu, làm ứ đọng nước tiểu, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập và phát triển gây viêm niệu đạo, viêm bàng quang, thận ứ mủ, viêm thận…

III. Chữa trị, chuyên gia

Điều trị nội khoa:

Sỏi nhỏ, chưa có dấu hiệu viêm nhiễm, tắc nghẽn có thể cân nhắc để điều trị nội khoa

Những trường hợp sỏi to hơn hoặc đã bị kẹt hoặc gây viêm cần điều trị ngoại khoa. Hiện nay ngoài mổ mở truyền thống đã xuất hiện nhiều phương pháp điều trị “Xâm lấn tối thiểu, hiệu quả tối đa” như:

Tán sỏi ngoài cơ thể

Tán sỏi ngược dòng

Tán sỏi ống mềm

Tán sỏi qua da đường hầm nhỏ

IV. Cách phòng ngừa bệnh Sỏi thận

Để phòng ngừa nguy cơ mắc bệnh sỏi thận, có thể kể đến các biện pháp sau:

Bỏ qua thói quen sinh hoạt xấu để ngừa bệnh với các cách như: giảm lượng natri trong chế độ ăn; hạn chế thịt đỏ, nên bổ sung các loại protein từ các loại gia cầm; tránh các loại nước ngọt, nước giải khát; không lựa chọn các thực phẩm chế biến sẵn như: bánh mì, khoai tây chiên,các loại phomat; giảm lượng đường trong các bữa ăn.

Sử dụng những thực phẩm tốt cho người mắc bệnh thận. Cần hạn chế thực phẩm chứa nhiều canxi và các loại thực phẩm có hàm lượng axit oxalic tương đối cao như táo, tỏi, hành tây, cà phê, ca cao, nước chè, không nên uống rượu, cà phê. Cần duy trì chế độ tập luyện thể dục nhẹ nhàng như: đi bộ, đạp xe để có sức khỏe tốt, loại trừ các nguy cơ gây bệnh.

Hãy để lại ý kiến của bạn về bài viết này

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *