Bệnh hẹp niệu quản, niệu đạo

I. Triệu chứng

Hẹp niệu quản thường không có những triệu chứng rõ ràng. Các triệu chứng phụ thuộc vào vị trí xảy ra tắc nghẽn và mức độ tắc nghẽn. Một số dấu hiệu nhận biết dưới đây có thể giúp bạn phát hiện ra bệnh lý hẹp niệu quản để đi thăm khám và điều trị kịp thời:

  • Đau lưng
  • Khó đi tiểu
  • Có máu trong nước tiểu
  • Nhiễm trùng đường tiết niệu nhiều lần
  • Tăng huyết áp

II. Tác hại

Hẹp niệu quản có nguy hiểm không?

Hẹp niệu quản có nguy hiểm không là thắc mắc của rất nhiều người. Các nghiên cứu y khoa đã chỉ ra rằng, bệnh có thể không gây nguy hiểm đến người bệnh nếu như được phát hiện và điều trị đúng phương pháp từ sớm.

Một số biến chứng mà bệnh hẹp niệu quản có thể gây ra khi phát hiện bệnh muộn bao gồm:

  • Suy giảm chức năng lọc và đào thải của thận
  • Gia tăng sự lắng đọng chất cặn trong bể thận, từ đó hình thành sỏi niệu quản và sỏi thận
  • Gây ra tình trạng thận ứ nước, nhiễm trùng một số cơ quan thuộc hệ bài tiết hoặc mủ trong thận
  • Xuất hiện tình trạng teo thận (lâu dần có thể mất thận)
  • Cao huyết áp khó kiểm soát gây ra các biến chứng đột quỵ, suy tim,…

III. Chữa trị, chuyên gia

Các biện pháp điều trị bệnh Hẹp niệu quản
Mục tiêu của điều trị hẹp niệu quản là loại bỏ tắc nghẽn hoặc bỏ qua tắc nghẽn, có thể giúp điều trị tổn thương cho thận. Điều trị có thể bao gồm thuốc kháng sinh để loại bỏ ổ nhiễm trùng.

Dẫn lưu nước tiểu (Drainage procedures)
Hẹp niệu quản gây đau dữ dội có thể yêu cầu dẫn lưu nước tiểu ngay lập tức để loại bỏ nước tiểu ra khỏi cơ thể và tạm thời làm giảm các vấn đề gây ra bởi tắc nghẽn. Bác sĩ có thể chỉ định:

Đặt stent niệu quản, một ống rỗng chèn bên trong niệu quản để giữ cho niệu quả mở và không bị hẹp.

Dẫn lưu bể thận qua da (Percutaneous nephrostomy) là thiết lập một đường dẫn lưu nước tiểu từ bể thận ra ngoài qua da qua đó giải quyết tình trạng ứ nước, ứ mủ bể thận . Nhằm giải quyết được tình trạng nhiễm trùng tại chỗ, hạn chế khả năng nhiễm trùng lan rộng hơn như nhiễm trùng máu, kéo dài thời gian nâng thể trạng cho người bệnh để tạo điều kiện cho việc giải quyết nguyên nhân gây tắc nghẽn.

Một ống thông được luồn qua niệu đạo để nối bàng quang với túi thoát nước bên ngoài. Điều này có thể đặc biệt quan trọng trong trường hợp có vấn đề với bàng quang cũng góp phần dẫn lưu thận kém.

Các kỹ thuật dẫn lưu nước tiểu có thể được chỉ định tạm thời hoặc vĩnh viễn, tùy thuộc vào tình trạng của người bệnh.

Phẫu thuật
Phẫu thuật được chỉ định để điều trị đoạn tắc nghẽn gây hẹp niệu quản tùy thuộc vào tình trạng của người bệnh. Phẫu thuật hẹp niệu quản có thể được thực hiện thông qua một trong các phương pháp sau:

  • Phẫu thuật mở
  • Phẫu thuật nội soi

Sự khác biệt chính giữa các phương pháp phẫu thuật này là thời gian phục hồi sau phẫu thuật và số lượng, kích thước vết mổ đã thực hiện. Bác sĩ sẽ tư vấn cho người bệnh phương pháp phẫu thuật phù hợp nhất để điều trị bệnh.

IV. Cách phòng chống

Phòng ngừa bệnh Hẹp niệu quản

Phụ nữ mang thai nên khám thai định kỳ để phát hiện tình trạng hẹp niệu quản bẩm sinh của trẻ và xử lý sau khi sinh. Đồng thời, kiểm tra sự phát triển của thai có chèn lên đường niệu quản của thai phụ hay không.

Phòng tránh sỏi đường tiết niệu. Người dân nên uống nước nhiều để lượng nước tiểu được bài tiết mỗi ngày ít nhất phải được 1,5 lít. Nếu thực hiện được như vậy, nước tiểu luôn luôn ở dưới giai đoạn bão hòa tránh nguy cơ hình thành sỏi. Cần tránh tình trạng nhiễm khuẩn đường tiết niệu, nhất là đối với giới nữ. Phải giải quyết những nguyên nhân gây nên tình trạng ứ đọng nước tiểu do dị tật bẩm sinh hoặc bị mắc phải do các bệnh khác gây ra ở trẻ em cũng như ở người lớn. Nên điều chỉnh độ pH của nước tiểu tùy theo loại sỏi mà bệnh nhân mắc phải . Như kiềm hóa nước tiểu trong trường hợp bị sỏi cystin và axit uric, toan hóa nước tiểu trong trường hợp bị sỏi amoni magie photphat.

Đối với từng loại bệnh, phải chú ý loại trừ những nguyên nhân tạo thuận lợi cho sự hình thành của sỏi như từ chế độ ăn uống cho đến việc điều chỉnh các yếu tố sinh lý hóa của từng bệnh nhân, kể cả các trường hợp phẫu thuật cần thiết như cắt bỏ khối u tuyến cận giáp trạng, phẫu thuật tạo hình để loại bỏ các nguyên nhân gây ứ đọng đường tiết niệu.

Hãy để lại ý kiến của bạn về bài viết này

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *