Viên sỏi san hô tai quái
Sỏi san hô là thuật ngữ chỉ những viên sỏi thận lớn có nhánh mà lấp đầy toàn bộ hoặc một phần của bể thận và đài thận. Chính vì xuất hiện ở bể thận và đài thận, nơi có không gian khá lớn nên sỏi san hô thường ít gây nên những cơn đau đặc trưng. Do thiếu các dấu hiệu rõ ràng, bệnh nhân thường không trải qua cảm giác đau, dẫn đến việc phát hiện khi sỏi đã phát triển và chiếm phần lớn đài thận.
Sỏi san hô nhỏ có khả năng phát triển nhanh chóng, chỉ trong khoảng vài tuần đến vài tháng, trở thành những cục sỏi lớn bao phủ toàn bộ đài thận và bể thận. Nếu không được điều trị kịp thời, có thể dẫn đến suy giảm chức năng thận và bệnh thận giai đoạn cuối.
Đặc biệt, loại sỏi này có khả năng tăng cao nguy cơ nhiễm trùng đường tiết niệu, có thể dẫn đến nhiễm trùng huyết gây nguy hiểm. Do đó, việc phẫu thuật để loại bỏ sỏi san hô thường được khuyến cáo thực hiện sớm để tránh các biến chứng tiềm ẩn.
Tán sỏi qua da – Phương pháp tối ưu để điều trị sỏi san hô
Tán sỏi qua da là phương pháp kỹ thuật cao, ít xâm hại. Thay thế cho mổ mở để điều trị sỏi thận và sỏi thận niệu quản 1/3 trên kích thước > 15mm. Tán sỏi thận qua da (Mini percutaneous nephrolithotomy) là phương pháp dùng năng lượng laser để tán vụn sỏi thông qua một đường hầm nhỏ qua da (vùng hông lưng). Được coi là “Tiêu chuẩn vàng” trong điều trị sỏi thận kích thước lớn, mini-PCNL có nhiều ưu điểm nổi bật
Ưu điểm:
- Đây là một kỹ thuật xâm lấn tối thiểu, giúp bệnh nhân nhanh chóng phục hồi sau phẫu thuật.
- Tỷ lệ sạch sỏi cao, đặc biệt với các trường hợp sỏi lớn mà các phương pháp khác khó xử lý.
- Ít đau, ít chảy máu, không để lại vết mổ lớn, đảm bảo tính thẩm mỹ cho người bệnh.
Nhược điểm:
- Trong một số trường hợp, bệnh nhân có thể gặp nguy cơ chảy máu trong và sau phẫu thuật.
- Khi sỏi quá lớn, có thể dẫn đến tình trạng sót sỏi sau khi tán.
- Nguy cơ rò nước tiểu sau phẫu thuật cũng là một vấn đề cần được lưu ý.