SỎI TÚI MẬT KHI NÀO CẦN PHẪU THUẬT?

Sỏi mật là bệnh lý phổ biến, chủ yếu gặp ở độ tuổi từ 30-60,, đặc biệt với bệnh nhân có các yếu tố như: giun sán, béo phì, giảm cân nhanh hoặc chế độ ăn uống không lành mạnh. Mặc dù, sỏi mật có thể không gây triệu chứng ngay lập tức, nhưng nếu không được điều trị kịp thời, nó có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng. Vậy Sỏi túi mật khi nào cần phẫu thuật? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây!

Sỏi túi mật là gì?

Sỏi túi mật là những tinh thể rắn hình thành do quá trình tích tụ dịch tiêu hóa trong túi mật. Túi mật là một cơ quan nhỏ, hình quả lê nằm ngay dưới gan, bên phải bụng vùng dưới sườn, chứa và tiết dịch mật vào ruột non hỗ trợ cho hoạt động tiêu hóa. Kích thước sỏi mật rất đa dạng. Sỏi túi mật hình thành tại ống mật chủ, túi mật và hệ thống các đường dẫn mật ở trong gan. Hiểu theo nghĩa đơn giản thì sỏi mật được tạo thành khi các thành phần trong dịch mật kết tinh lại thành những khối cứng, rắn theo kích thước từ nhỏ đến lớn. Sỏi mật chia thành 2 loại là sỏi cholesterol và sỏi sắc tố mật. Trong đó, khoảng 80% sỏi mật chủ yếu là sỏi cholesterol.

 Vì sao trong túi mật lại có sỏi?

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến sự hình thành sỏi mật, trong đó một số yếu tố nguy cơ phổ biến bao gồm:
– Cholesterol trong máu tăng cao: Mức cholesterol trong máu cao kéo dài là một trong những nguyên nhân chính khiến sỏi mật hình thành.
– Giảm cân nhanh không khoa học: Việc giảm cân quá nhanh kích thích gan tạo ra nhiều cholesterol, gây nên sự hình thành sỏi cholesterol.
– Nhịn ăn: Việc bỏ bữa hoặc nhịn ăn để giảm cân có thể gây ảnh hưởng xấu đến hệ tiêu hóa, làm dịch mật bị ứ đọng trong túi mật và tạo điều kiện cho sỏi hình thành.
– Béo phì: Đây là một yếu tố khiến mức cholesterol trong cơ thể tăng cao, làm tăng khả năng hình thành sỏi và làm chậm quá trình làm sạch túi mật.

 Sỏi túi mật khi nào cần phải mổ?

– Sỏi túi mật khi nào cần phải phẫu thuật? Đó là khi:
– Sỏi lớn hơn 2cm
– Thể tích sỏi chiếm hơn ⅔ tổng thể tích của túi mật
– Túi mật sứ (là khi thành túi mật rơi vào trạng thái bị bao bọc bởi canxi và dày lên) khiến chức năng co bóp và cô đặc dịch mật bị suy yếu;
– Sỏi mật làm viêm túi mật, nhiễm khuẩn đường mật kèm theo một số triệu chứng như buồn nôn, nôn mửa, chướng bụng, đầy hơi, đau bụng, sốt cao,…
– Rủi ro gặp biến chứng cao: viêm túi mật, tắc ruột, viêm tuỵ cấp,…
– Túi mật xuất hiện cả sỏi lẫn polyp lớn trên 10mm.
Phẫu thuật cắt túi mật qua phương pháp nội soi hiện nay là lựa chọn phổ biến, nhờ những ưu điểm vượt trội như ít xâm lấn, ít đau đớn, rủi ro biến chứng thấp và thời gian hồi phục nhanh. Bệnh nhân thường được xuất viện trong vòng 1-2 ngày sau phẫu thuật.
Tuy nhiên, sau khi cắt túi mật, cơ thể không còn nơi lưu trữ mật, dẫn đến khó khăn trong việc tiêu hóa chất béo. Điều này có thể gây rối loạn tiêu hóa như đầy hơi, tiêu chảy trong vài tháng đầu, nhưng sẽ cải thiện dần sau 3-6 tháng khi cơ thể thích nghi.
Đối với những bệnh nhân không đủ điều kiện hoặc không muốn thực hiện phẫu thuật cắt túi mật, phương pháp tán sỏi mật qua da là một lựa chọn tuyệt vời. Đây là kỹ thuật điều trị sỏi mật hiện đại, sử dụng laser để phá vỡ các viên sỏi mà không cần phải phẫu thuật mở. Phương pháp này đặc biệt hiệu quả với những trường hợp sỏi đường mật, sỏi gan, kể cả những viên sỏi ở vị trí khó tiếp cận mà phẫu thuật mở không thể lấy được.

 Kết luận

Việc điều trị sỏi mật không chỉ giúp loại bỏ sỏi mà còn ngăn ngừa những biến chứng nguy hiểm như viêm túi mật, nhiễm trùng đường mật hay viêm tuỵ cấp. Tuy nhiên, tùy thuộc vào tình trạng bệnh, mỗi người sẽ có phương pháp can thiệp phù hợp. Vì vậy, hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ để đưa ra quyết định chính xác nhất cho sức khỏe của bản thân, bạn nhé!
Nếu bạn có thắc mắc về bệnh lý sỏi mật, hãy liên hệ ngay với Accutech Việt Nam để được giải đáp MIỄN PHÍ!

Hãy để lại ý kiến của bạn về bài viết này

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *