SỎI THẬN Ở TRẺ EM – CÁCH CHỮA TRỊ VÀ PHÒNG TRÁNH

Số lượng trẻ em mắc sỏi thận không nhiều nên khi có con mắc sỏi thận đa số cha mẹ thường khá bối rối. Ở bài viết này, Accutech Việt Nam, với kinh nghiệm gần 10 năm hoạt động trong ngành Ngoại Tiết niệu sẽ mang đến cho quý đọc giả các phương pháp điều trị sỏi thận cũng như cách phòng ngừa bệnh sỏi thận cho trẻ em

Phương pháp điều trị sỏi thận ở trẻ em

Tương tự với người trưởng thành, điều trị sỏi thận ở trẻ em có hai phương pháp chính là điều trị nội khoa và ngoại khoa. Sau chẩn đoán và thăm khám lâm sàng, dựa vào tình trạng sức khỏe và độ lớn của sỏi. Từ đó, bác sĩ sẽ đưa ra phương hướng điều trị cụ thể để không có ảnh hưởng bất lợi đến bệnh nhi trong quá trình can thiệp. Tuy nhiên đối với bệnh nhi, việc điều trị bằng phương pháp tán sỏi được ưu tiên trên hết nếu sỏi lớn, hoặc nếu phải sử dụng thuốc kéo dài.
Hiện nay có nhiều phương pháp mới ra đời như Tán sỏi qua da đường hầm siêu nhỏ, Tán sỏi ngược dòng,…. Bằng những phương pháp tiến bộ này mà bệnh nhi sẽ không phải chịu nhiều đau đớn, hầu như không có sẹo, tránh được nhiều biến chứng sau mổ. Ngoài ra thời gian nằm viện ngắn và chi phí điều trị không cao. Tuy kỹ thuật giống với điều trị ở người lớn nhưng khi tán sỏi cho trẻ em cần bộ dụng cụ chuyên biệt cho các bệnh nhi và đòi hỏi tay nghề bác sĩ phải cao.

Cách phòng tránh sỏi thận ở trẻ em

Mặc dù với tiến bộ của khoa học kỹ thuật, đã có nhiều phương pháp điều trị sỏi thận ở trẻ em nhưng ít nhiều cũng sẽ gây ảnh hưởng tới sức khỏe và sinh hoạt của trẻ. Vậy làm thế nào để phòng ngừa bệnh sỏi thận ở trẻ em?
Để tránh sỏi thận cho trẻ, cha mẹ hãy tham khảo các cách sau:
💥 Tập cho trẻ thói quen tự đi vệ sinh, không được nhịn tiểu, tình trạng trẻ nhịn tiểu thường xảy ra khi trẻ đi học. Nếu diễn ra thường xuyên, tình trạng này có thể dẫn đến những bệnh lý về tiết niệu hoặc về thận.
💥 Phụ huynh nên cho trẻ ăn nhạt, chế độ ăn ít muối và hạn chế dầu mỡ. Ngoài ra cũng nên đặc biệt lưu ý trong trường hợp trẻ có dấu hiệu béo phì. Không nên cho trẻ ăn các loại thức ăn nhanh, gà rán, bánh pizza, khoai tây chiên… các loại thực phẩm này có hàm lượng muối và chất béo rất cao ảnh hưởng không tốt cho thận của bé.
💥 Bổ sung các loại hoa quả, trái cây và chất xơ từ ngũ cốc cho trẻ thường xuyên. Nhờ có chất xơ mà cơ quan tiêu hóa và bài tiết của trẻ hoạt động tốt hơn. Phụ huynh cần đảm bảo trẻ uống đủ 1,5 – 2 lít nước mỗi ngày. Nước và sữa, cũng như các loại nước trái cây sẽ hỗ trợ thận bé hoạt động tốt.
💥 Tạo điều kiện để trẻ vận động và vui chơi, đặc biệt là đối với những trẻ ở độ tuổi tiểu học.
💥 Đưa trẻ đi khám sức khỏe định kỳ, kiểm tra phát hiện các dị tật bẩm sinh đường tiết niệu sớm. Ngoài ra tình trạng táo bón hoặc vàng da cũng là những nguy cơ gây sỏi thận ở trẻ.
Sỏi thận ở trẻ em là một bệnh lý hiếm gặp nhưng bệnh lại có mức độ gia tăng theo sự phát triển của lối sống hiện đại. Qua bài viết Sỏi thận ở trẻ em – Cách chữa trị và phòng tránh chúng tôi mong quý bạn đọc đã có thêm nhiều thông tin hữu ích về cách điều trị cũng như phòng ngừa sỏi thận ở trẻ. Phụ huynh nên chủ động tạo cho bé những thói quen lành mạnh để phòng bệnh, cũng như bảo vệ trẻ trước những nguy cơ mắc bệnh trong tương lai.

Hãy để lại ý kiến của bạn về bài viết này

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *