Sỏi thận là một trong những bệnh lý phổ biến tại Việt Nam, và nó có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, đặc biệt là người trưởng thành và lớn tuổi. Theo thống kê, sỏi thận chiếm đến 50% các trường hợp liên quan đến sỏi ở hệ tiết niệu. Điều đáng nói là bệnh có thể tái phát và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Vậy, câu hỏi đặt ra là kích thước sỏi thận bao nhiêu mm mới thật sự đáng lo ngại?
1. Sỏi thận có thể tự đào thải không?
Đầu tiên, phải khẳng định rằng, sỏi thận không phải lúc nào cũng đòi hỏi can thiệp ngoại khoa. Khi sỏi thận mới hình thành chưa gây ra biến chứng, đường tiểu rộng rãi, không bị dị dạng và hẹp bẩm sinh…, cơ thể có thể đi tiểu ra sỏi 2-3 mm, thậm chí lên tới 5-6 mm.
Bác sĩ có thể giúp bệnh nhân dễ tiểu hơn, bằng cách cho uống nhiều nước và thuốc kháng viêm,… để nội mạc đường tiểu không phù nề cản trở sỏi.
2. Kích thước sỏi thận bao nhiêu mm là nguy hiểm?
Khi sỏi thận đạt kích thước từ 8mm trở lên, nguy cơ biến chứng sẽ tăng lên và cần có biện pháp can thiệp y tế. Lúc này, sỏi có thể gây tắc nghẽn đường tiểu hoặc nhiễm trùng đường tiết niệu, đòi hỏi các biện pháp điều trị cụ thể như tán sỏi hoặc phẫu thuật lấy sỏi.
Tuy nhiên, nếu sỏi chưa gây ảnh hưởng lớn đến chức năng thận, bác sĩ có thể cân nhắc điều trị bằng thuốc để tránh can thiệp ngoại khoa không cần thiết. Ngược lại, ngay cả khi sỏi nhỏ nhưng đã gây biến chứng, can thiệp ngoại khoa vẫn là giải pháp tối ưu để bảo vệ sức khỏe cho bệnh nhân.
3. Biến chứng của sỏi thận đáng sợ đến mức nào?
Khi sỏi thận có kích thước lớn hoặc có hình thái đặc biệt, nó có thể gây ra các biến chứng nặng nề nếu không được xử lý kịp thời. Một số biến chứng thường gặp bao gồm:
– Tắc nghẽn đường tiểu: Sỏi lớn gây ứ đọng nước tiểu, gây đau đớn và ảnh hưởng đến chức năng thận
– Nhiễm trùng tiết niệu: Sỏi di chuyển làm tổn thương niêm mạc đường tiết niệu, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập và gây nhiễm trùng nghiêm trọng
– Thận ứ nước: Sỏi gây tắc nghẽn kéo dài khiến thận bị ứ nước, có thể dẫn đến suy thận nếu không xử lý kịp thời
– Suy thận: Đây là biến chứng nghiêm trọng nhất, có thể đòi hỏi bệnh nhân phải điều trị lọc máu hoặc ghép thận
-Vỡ thận: Trong những trường hợp hiếm hoi, thận bị ứ nước nghiêm trọng có thể dẫn đến nguy cơ vỡ, tuy nhiên biến chứng này ít xảy ra.
4. Phương pháp điều trị sỏi thận dựa trên kích thước
Tùy vào kích thước và vị trí của sỏi, bác sĩ sẽ chọn phương pháp điều trị phù hợp, bao gồm:
– Tán sỏi ngoài cơ thể: Đây là phương pháp sử dụng sóng xung kích để phá vỡ sỏi thành những mảnh nhỏ, giúp chúng dễ dàng thoát ra theo dòng nước tiểu.
Tuy nhiên, phương pháp này có 1 số hạn chế như: Chỉ áp dụng với sỏi <1,5cm; tỷ lệ thành công chưa cao, khó tán được sỏi quá cứng,…
– Nội soi tán sỏi sỏi thận qua da bằng laser: Với phương pháp này, bác sĩ sẽ tạo một đường hầm nhỏ qua da, đưa ống soi vào và sử dụng laser để phá vỡ sỏi. Đây là giải pháp hiệu quả cho các viên sỏi lớn mà vẫn bảo toàn được chức năng của thận.
– Nội soi tán sỏi ống mềm bằng laser: Bác sĩ sẽ dùng ống soi mềm qua đường tiểu để tiếp cận sỏi và sử dụng tia laser để phá vỡ sỏi. Phương pháp này giúp bệnh nhân ít đau đớn, không để lại sẹo và rút ngắn thời gian hồi phục.
Kết luận
Sỏi thận là một bệnh lý tiềm ẩn nhiều nguy cơ và biến chứng, đặc biệt khi kích thước sỏi vượt quá 8mm. Để bảo vệ sức khỏe thận và tránh những hậu quả nghiêm trọng, bệnh nhân cần được theo dõi sát sao và điều trị kịp thời tùy theo tình trạng cụ thể.
Nếu bạn có bất cứ thắc mắc gì về bệnh lý sỏi thận cũng như phương pháp điều trị, hãy liên hệ ngay với Accutech Việt Nam để được tư vấn MIỄN PHÍ nhé