Hẹp niệu đạo là tổn thương tương đối phổ biến và là một thách thức điều trị đối với các nhà ngoại khoa tiết niệu. Niệu đạo là một phần quan trọng của đường tiết niệu, đảm nhận nhiệm vụ chính là đưa nước tiểu ra ngoài cơ thể. Đối với nam giới, niệu đạo có vai trò quan trọng trong việc xuất tinh từ đường sinh dục.
Có nhiều phương pháp điều trị căn bệnh này như: Nong, Đặt ống thông tiểu, Phẫu thuật xẻ hẹp niệu đạo, Đặt stent,… các phương pháp này đều có nhược điểm là tỉ lệ tái phát cao. Trên thế giới, đặt stent là phương pháp tiếp cận ít sang chấn, cho hiệu quả cao và được coi là giải pháp vàng cho bệnh nhân hẹp niệu đạo hiện nay. Để thực hiện đặt stent, cần trải qua các bước sau:
– Đo đoạn hẹp:
Tiến hành đưa ống kính nội soi vào niệu đạo, đo độ dài đoạn hẹp
– Đặt stent
Bơm nước vào làm trơn stent, sau đó đưa bộ dụng cụ stent vào lòng niệu quản, quan sát qua ống kính, đặt stent vượt quá đoạn hẹp 1-2cm. (Không nên đặt quá phần cơ thắt tránh bệnh nhân tiểu không kiểm soát).
Tiếp theo mở khóa, giữ que đẩy, rút vỏ stent và ống kính nội soi ra để stent nở từ từ. Rút que đẩy, dùng ống kính kiểm tra và điều chỉnh Stent vào vị trí chính xác.
Sau khi đã đặt xong stent, bơm nước muối ấm vào niệu đạo để tăng hiệu quả dãn nở.
Với kỹ thuật này, bệnh nhân chỉ cần ở lại viện từ 2-3 ngày để theo dõi. Sau đặt stent, bệnh nhân cần lưu ý:
– Nên uống ít nhất 1,5 đến 2 lít nước mỗi ngày
– Đi khám ngay nếu bị đau nhiều hoặc có các triệu chứng và dấu hiệu của nhiễm trùng niệu (sốt, lạnh run, khó chịu và đau khi đi tiểu)
Qua bài viết trên, Accutech hy vọng bạn đọc sẽ có thêm nhiều thông tin hữu ích về căn bệnh hẹp niệu đạo và phương pháp đặt stent niệu đạo. Accutech Việt Nam, luôn đồng hành cùng bạn và gia đình