Chế độ ăn uống không chỉ giúp bạn duy trì một sức khỏe dẻo dai cũng như giúp bạn phòng tránh nhiều chứng bệnh nguy hiểm bao gồm chứng sỏi mật. Bệnh sỏi mật kiêng ăn gì, nên ăn gì ? Chế độ ăn uống giúp tan sỏi mật hiệu quả là như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu qua những thông tin dưới đây nhé.
Vai trò của chế độ ăn uống trong điều trị sỏi mật
Sỏi mật có thể khiến người bệnh dễ bị đau bụng, đầy trướng, khó tiêu. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng chế độ ăn uống không lành mạnh. Việc tiêu thụ nhiều cholesterol cũng là một trong những yếu tố làm tăng kích thước sỏi mật.
Khi mắc bệnh sỏi mật, ngoài những phương pháp điều trị theo chỉ định của bác sĩ, người bệnh còn phải đặc biệt chú ý tới chế độ ăn uống sao cho phù hợp nhằm tránh để sỏi mật tăng kích thước nhanh và gây ra nhiều biến chứng.
Sau khi phẫu thuật cắt túi mật, nếu bệnh nhân thiết lập được chế độ ăn lành mạnh sẽ giúp cơ thể thích nghi nhanh hơn với việc không còn túi mật. Điều này cũng sẽ giúp người bệnh sẽ giảm thiểu nguy cơ biến chứng hoặc tái phát sau phẩu thuật.
Nguyên tắc xây dựng chế độ ăn cho người sỏi mật
4 nguyên tắc dưới đây là các nguyên tắc cần được lưu ý khi thiết lập chế độ ăn uống cho người bị sỏi mật:
- Giảm mỡ: Cholesterol có trong máu là một trong 2 thành phần chính hình thành nên sỏi mật. Việc ăn quá nhiều mỡ cũng đòi hỏi cơ thể phải tiết ra một lượng dịch mật lớn để tiêu hóa, kích thích túi mật co bóp mạnh, từ đó dễ gây ra tình trạng đau bụng, đầy trướng ở bệnh nhân sỏi mật. Vì vậy nguyên tắc giảm mở chính là nguyên tắc đầu tiên bạn cần tuân thủ khi xây dựng thực đơn hàng ngày cho người mắc bệnh sỏi mật.
- Bổ sung chất xơ và vitamin: Khi mắc phải bệnh sỏi mật cũng cần bổ sung các loại thực phẩm chứa nhiều chất xơ và vitamin (nhất là vitamin C và các vitamin tan trong dầu A, D, E, K). Để giải đáp cho câu hỏi ăn uống gì để tan sỏi mật thì chất xơ là câu trả lời. Chất xơ sẽ giúp giảm hấp thu cholesterol giúp cơ thể tăng sức đề kháng và tăng cường sức khỏe gan mật.
- Tăng các loại protein dễ tiêu: Một số protein còn được gọi là các chất tiêu mỡ, giúp ngăn ngừa quá trình gan nhiễm mỡ tăng nguy cơ sinh sỏi. Tuy nhiên người bệnh sỏi mật nên lưu ý ăn các loại đạm dễ tiêu để tránh tạo áp lực tiêu hóa lên hệ tiêu hóa của bạn.
- Ăn vừa phải chất đường bột: Chất đường bột có thể làm tăng đường huyết đồng thời gia tăng tình trạng kháng insulin. Nếu gặp phải tình trạng kháng insulin, nguy cơ tăng cholesterol máu cũng cao hơntừ đó tăng nguy cơ sỏi mật hình thành và phát triển.
Người bệnh sỏi mật kiêng ăn gì?
Bên cạnh qua tâm đến chế độ ăn uống gì để tan sỏi mật thì người bệnh sỏi mật cũng cần kiêng hoặc sử dụng hạn chế một số loại thực phẩm để giúp tình trạng sỏi mật được cải thiện tốt hơn. Những loại thực phẩm này bao gồm:
- Các thực phẩm giàu chất béo xấu: Chúng có thể khiến người bệnh bị đau bụng, khó tiêu, gia tăng nguy cơ hình thành nên nhiều sỏi mới. Các loại thực phẩm giàu chất béo xấu bao gồm mỡ và nội tạng động vật, các loại thịt có màu đỏ, các loại đồ ăn nhanh, đồ ăn có nhiều dầu mỡ chiên xào,..
- Các loại sữa béo: Các loại thực phẩm như sữa, bơ, sữa chua, phô mai, sữa socola, sữa nguyên kem và kem chứa rất nhiều chất béo bão hòa làm tăng kích thước sỏi và tạo ra các cơn đau túi mật.
- Đồ uống có chất kích thích và gia vị cay nóng: Sử dụng các đồ uống chứa chất kích thích như rượu, bia có thể kích thích túi mật phải hoạt động nhiều hơn, dễ gây ra cơn đau túi mật. Đồng thời các hoạt chất trong các gia vị cay nóng có thể gây những cơn đau bụng mật dữ dội hoặc gây kích ứng.
Người bệnh sỏi mật nên ăn gì?
Rau xanh, trái cây tươi
Các loại trái cây tươi hoặc rau xanh như mơ, lê, táo, xoài, anh đào, quả kiwi, cà chua, bông cải xanh, cải bắp, rau bina… là loại thực phẩm chứa nhiều chất xơ và vitamin rất tốt cho hoạt động của túi mật, đường mật.
Các loại sữa ít béo
Sỏi mật khiến người bệnh dễ bị đau bụng, khó tiêu, chán ăn và mệt mỏi. Hàng ngày nên bổ sung thêm sữa tách béo, sữa chua, sữa đậu nành, sữa gạo… giúp bổ sung dinh dưỡng.
Các loại đạm thực vật
Bạn nên ưu tiên sử dụng các chất đạm có nguồn gốc thực vật khi bị mắc sỏi mật. Các loại đạm thực vật bao gồm: các loại hạt họ đậu hoặc đạm động vật ít chất béo như thịt nạc, thịt gia cầm bỏ da, cá…
Lưu ý trong chế độ ăn sau mổ sỏi mật, cắt túi mật
Chế độ ăn sau mổ sỏi mật hay cắt túi mật không có quá nhiều khác biệt với người bình thường. Tuy nhiên, trong những ngày đầu sau phẫu thuật bạn nên chọn các thức ăn lỏng mềm, dễ tiêu, ít dầu mỡ như cháo, súp rau củ để dễ tiêu hóa hơn.
Sau khoảng 3 ngày hậu phẫu, bạn có thể ăn các thức ăn đặc hơn và tăng dần lượng thức ăn trong ngày. Bạn cũng không nên ăn quá no trong 1 bữa mà nên chia nhỏ ra thành nhiều bữa ăn trong ngày nếu cảm thấy đói.
Lời khuyên giúp người bệnh sỏi mật giảm đau, tan sỏi tốt hơn
Sỏi mật được hình thành từ nhiều nguyên nhân tuy nhiên bạn cần chú ý đến những nguyên nhân sau để giúp cải thiện bệnh sỏi mật:
- Thứ nhất: các rối loạn chức năng gan gây mất cân bằng các thành phần trong dịch mật.
- Thứ hai: giảm vận động khiến dịch mật bị ứ trệ.
- Thứ ba: nhiễm khuẩn, nhiễm trùng trong
Việc ăn uống lành mạnh chỉ giúp ngăn ngừa 1 phần các nguyên nhân trên. Vì vậy, để giảm đau, tan sỏi tốt hơn đồng thời nên tuân thủ theo những chỉ định điều trị của bác sĩ để có thể đem lại hiệu quả tốt nhất. Hiện nay với công nghệ hiện đại, có rất nhiều phương pháp làm tan sỏi mật được áp dụng với những máy móc tối tân nhất nhằm giúp người bệnh giảm đau, tan sỏi nhanh chóng.