Tán sỏi ngược dòng bằng laser: NHỮNG ĐIỂM CẦN LƯU Ý

Bạn đang chịu đựng những cơn đau dai dẳng do sỏi niệu quản gây ra, và được bác sĩ đã khuyến nghị thực hiện kỹ thuật tán sỏi nội soi ngược dòng ống cứng bằng laser. Tuy nhiên, liệu đây có phải là giải pháp tốt nhất cho bạn? Trước khi đưa ra quyết định, hãy dành vài phút để nắm rõ những điểm cần lưu ý của phương pháp này nhé!

Ưu Điểm Và Nhược Điểm Của Tán Sỏi Ngược Dòng Ống Cứng Bằng Laser

Phương pháp tán sỏi nội soi ngược dòng ống cứng bằng laser là một trong những kỹ thuật hiện đại. Kỹ thuật này sử dụng tia Laser để phá vỡ sỏi thành các mảnh nhỏ và được loại bỏ qua đường tự nhiên mà không cần can thiệp phẫu thuật mở. Với nhiều ưu điểm nổi bật, phương pháp này ngày càng được ưa chuộng. Tuy nhiên, như bất kỳ kỹ thuật y học nào, nó cũng có những hạn chế nhất định. Tuy nhiên, như bất kỳ kỹ thuật y học nào, nó cũng có những hạn chế nhất định.

Ưu điểm

Chi phí thấp hơn so với các kỹ thuật điều trị khác.
– Kỹ thuật không quá phức tạp nhưng mang lại hiệu quả cao.
– Tỷ lệ sạch sỏi cao 99% sau khi thực hiện, đa số lấy hết trong 1 lần điều trị.
– Sỏi được loại bỏ qua đường tự nhiên của cơ thể, không cần phẫu thuật mở, nên không để lại sẹo và giảm đau đớn cho bệnh nhân.
– Thời gian nằm viện ngắn, thường chỉ 2-3 ngày.

Nhược điểm

– Kỹ thuật này khó thực hiện với những bệnh nhân có hẹp niệu đạo hoặc đang trong giai đoạn viêm, nhiễm khuẩn.
– Chỉ áp dụng hiệu quả đối với các sỏi ở niệu đạo, bàng quang, và niệu quản ở vị trí thấp. Những trường hợp sỏi ở vị trí cao hơn hoặc có kích thước lớn có thể cần áp dụng các phương pháp điều trị khác.
– Một số bệnh nhân sau khi tán sỏi có thể gặp tình trạng hẹp niệu quản, tuy rất hiếm gặp nhưng vẫn cần được theo dõi và xử lý kịp thời để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe lâu dài.

Quy Trình Thực Hiện Tán Sỏi Ngược Dòng Ống Cứng Bằng Laser

tan soi nguoc dong bang laser

Bước 1: Tiếp cận sỏi
Sau khi vô cảm, bác sĩ sẽ đặt bệnh nhân ở tư thế sản khoa, rồi đưa ống kính nội soi qua niệu đạo và bàng quang, tới niệu quản để xác định và tiếp cận viên sỏi.
Bước 2: Tán sỏi
Sau khi tiếp cận được sỏi, bác sĩ sẽ sử dụng laser để tán sỏi, sau đó dùng rọ hoặc panh gắp sỏi ra ngoài. Với những viên sỏi nhỏ, có thể gắp ra mà không cần dùng đến laser.

Bước 3: Đặt JJ

Sau khi sỏi được loại bỏ, bác sĩ sẽ đặt sonde JJ để dẫn lưu nước tiểu từ thận xuống bàng quang, đảm bảo dòng tiểu thông suốt đồng thời bảo vệ niêm mạc niệu quản, tránh hẹp niệu quản . Cuối cùng, sonde foley để bảo vệ niêm mạc niệu đạo và đưa nước tiểu ra ngoài

Kết lại, tán sỏi nội soi ngược dòng ống cứng bằng laser là một phương pháp điều trị hiệu quả và an toàn cho nhiều trường hợp sỏi niệu quản. Tuy nhiên, như bất kỳ phương pháp y khoa nào, kỹ thuật này cũng có những ưu điểm và hạn chế riêng. Vì vậy, hãy luôn tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi thực hiện bất kỳ biện pháp điều trị nào để đảm bảo an toàn và đạt hiệu quả tối đa.

Để được tư vấn chi tiết về phương pháp tán sỏi ngược dòng ống cứng bằng laser, đừng ngần ngại mà hãy liên hệ ngay với Accutech bạn nhé!

Accutech Việt Nam, hân hạnh đồng hành cùng các Bác sĩ, Bệnh viện và Bệnh nhân trên toàn quốc

Hãy để lại ý kiến của bạn về bài viết này

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *