Tình trạng sỏi thận ở Việt Nam
Sỏi thận nói riêng hay sỏi đường tiết niệu nói chung là hiện tượng các chất khoáng trong nước tiểu bị lắng đọng, kết tinh và tạo thành sỏi ở thận hoặc bàng quang, niệu quản,… Hiện nay, bệnh sỏi thận rất phổ biến ở các nước nhiệt đới nóng ẩm như Việt Nam. Theo số liệu thống kê, tỷ lệ mắc sỏi tiết niệu ở Việt Nam lên đến 12%, trong đó sỏi thận chiếm 40%. Có nghĩa là cứ 100 người thì có 12 người mắc bệnh về sỏi tiết niệu, trong đó có 3 người mắc sỏi thận. Đáng buồn hơn là độ tuổi mắc sỏi thận đang dần trẻ hoá, thậm chí có cả trẻ em.
Trẻ em có bị sỏi thận?
Lâu nay chúng ta vẫn nghĩ rằng sỏi thận là bệnh của người lớn vì bệnh thường xuất hiện ở lứa tuổi trên 35. Thế nhưng hiện nay nhiều trẻ em cũng đã mắc bệnh này. Điển hình là trường hợp em bé 10 tháng tuổi mắc sỏi thận.
Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức đã tiếp nhận một trường hợp em bé 10 tháng tuổi bị nhiễm khuẩn tiết niệu, sỏi trên thận di chuyển xuống bàng quang gây kẹt cổ bàng quang. Điều này khiến em bé quấy khóc khi đi tiểu, tiểu khó, nước tiểu đục, cuối cùng bị tắc tiểu hoàn toàn. Các bác sĩ đã tiến hành nội soi tán sỏi ngược dòng cho bé, lấy ra được 3 viên sỏi khoảng 4mm.
Theo bác sĩ Nguyễn Việt Hoa, Trưởng khoa Phẫu thuật Nhi và trẻ sơ sinh, Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức, sỏi thận hay sỏi tiết niệu là tình trạng hiếm gặp ở trẻ em, đặc biệt là trẻ nhỏ. Nguyên nhân hay gặp là nhiễm khuẩn tiết niệu, dị tật tiết niệu như hẹp chỗ nối bể thận – niệu quản, hẹp chỗ nối niệu quản – bàng quang. Ngoài ra còn do thói rối loạn chuyển hóa, mất cân bằng trong chế độ ăn uống, rối loạn trong cô đặc nước tiểu.
Sỏi thận ở trẻ em có nguy hiểm?
Tuy không phổ biến nhưng sỏi thận là một căn bệnh khá nguy hiểm ở trẻ nhỏ. Sỏi thận có thể gây ra nhiều biến chứng như: Nếu sỏi thận không được phát hiện sớm và can thiệp có thể gây ra những biến chứng khó lường như nhiễm khuẩn tiết niệu, viêm thận, thận ứ nước, ứ mủ,… thậm chí gây suy thận mạn cần lọc máu. Những biến chứng đó gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe và sinh hoạt của các bé sau này.
Cha mẹ cần làm gì khi con có dấu hiệu bị sỏi thận?
Không phải cơ sở y tế nào cũng cũng loại bỏ sỏi thận tiết niệu cho trẻ em được vì kỹ thuật này đòi hỏi phải có dụng cụ phù hợp và tay nghề của các bác sĩ. Khi sử dụng cụ tán sỏi không cẩn thận có thể gây thủng bàng quang của trẻ nhỏ. Vì vậy, khi trẻ có biểu hiện bệnh cha mẹ cần đưa trẻ đến cơ sở chuyên khoa điều trị.
Là đơn vị cung cấp thiết bị, vật tư y tế phục vụ các kỹ thuật cao trong điều trị Ngoại Tiết niệu như: Tán sỏi ngược dòng, Tán sỏi qua da, Tán sỏi ống mềm,… chúng tôi luôn nỗ lực mang những kỹ thuật điều trị tiên tiến trong Ngoại Tiết niệu đến với các bệnh viện trên cả nước. Từ đó giúp người dân được tiếp cận với phương pháp chữa trị hiện đại trên chính quê hương mình.