Phương pháp tán sỏi thận qua da và những điều cần biết

Sỏi thận là gì?

Sỏi thận hay sạn thận, sỏi đường tiết niệu là một hiện tượng chất khoáng hoặc muối axit kết tinh trong nước tiểu lắng đọng lại ở thận, lâu ngày kết lại tạo thành sỏi. Sỏi thận sau khi hình thành có thể nằm yên trong thận hoặc di chuyển đến niệu quản. Hầu hết sỏi thận đều nhỏ và thải ra ngoài theo đường tiểu. Tuy nhiên, một số khác trở nên khá lớn và không thể di chuyển ra khỏi thận. Sỏi có thể bị kẹt trong niệu quản và ngăn dòng chảy bình thường của nước tiểu, rất có hại đối với sức khỏe. Sỏi thận là một trong những nguyên nhân phổ biến dẫn đến suy thận. Bệnh nhân có thể có một hoặc nhiều sỏi cùng một lúc.

Theo một số thống kê, sỏi thận ảnh hưởng đến 12% nam giới và 5% nữ giới. Người bị sỏi thận thường ở độ tuổi từ 20 đến 60. Có một số người thì phải đi theo căn bệnh này tới cuối đời.

Sỏi thận là gì?
Sỏi thận là gì?

Biểu hiện của người mắc bệnh

Những người bị bệnh sỏi thận thường có các biểu hiện như:

  • Hay bị đau ở vùng lưng, háng hay dưới xương sườn.
  • Bị đau từ mặt ra lưng và từ bụng đến háng.
  • Cảm giác đau khi đi tiểu.
  • Nước tiểu có màu đục và có mùi hôi hay hòa lẫn máu.
  • Có cảm giác buồn nôn.
  • Đi tiểu liên tục.
  • Hay bị sốt và có cảm giác ớn lạnh.
  • Vô niệu.
Biểu hiện của người mắc bệnh
Biểu hiện của người mắc bệnh

Phương pháp tán sỏi thận qua da

Những trường hợp được chỉ định thực hiện tán sỏi thận qua da

Sỏi thận qua da có thể áp dụng với những trường hợp người có bệnh như sau:

  • Những sỏi lớn hơn 2cm, bao gồm cả các sỏi san hô phức tạp.
  • Trường hợp đã tán sỏi ngoài cơ thể nhưng thất bại.

Phương pháp tán sỏi thận qua da hiệu quả cao, ít đau, ít biến chứng

Nội soi tán sỏi thận qua da là một phương pháp trị sỏi thận và sỏi niệu quản đặc biệt vô cùng hiệu quả. Bệnh nhân sẽ được gây mê toàn thân, sau đó bác sĩ phẫu thuật sẽ dùng 1 kim chọc qua da vùng lưng vào trong thận. Đường hầm của kim chọc dò sẽ được nong rộng bằng dụng cụ nong để đạt được kích thước mong muốn, qua đó cho phép đưa vào máy nội soi và dùng năng lượng laser tán sỏi. Sỏi sẽ được tán thành mảnh vụn và đồng thời hút ra ngoài. Sau đó, cũng qua đường hầm, bác sỹ đặt một ống thông thận giúp việc chụp kiểm tra sau mổ. Ống thông này sẽ được rút ra sau 24 – 48 giờ.

Phương pháp tán sỏi thận qua da
Phương pháp tán sỏi thận qua da

Quy trình tán sỏi thận qua da được thực hiện thế nào?

  1. Chuẩn bị
  2. Người thực hiện quy trình kỹ thuật:
  • Bác sĩ: 2 bác sĩ đơn vị chuyên khoa Ngoại Tiết niệu thực hiện phẫu thuật tán sỏi thận qua da. 1 bác sĩ chuyên khoa Gây mê hồi sức tiến hành gây mê toàn thân nội khi quản hoặc gây tê tủy sống và theo dõi người bệnh trong quá trình thực hiện phẫu thuật.
  • Điều dưỡng: 3 điều dưỡng phòng mổ làm nhiệm vụ chuẩn bị dụng cụ mổ, phụ mổ, chạy ngoài và phụ mê.
  1. Người bệnh:
  • Thực hiện đầy đủ các xét nghiệm cơ bản và đánh giá chức năng thận hai bên.
  • Thực hiện siêu âm, chụp niệu đồ tĩnh mạch, chụp cắt lớp vi tính hệ tiết niệu để xác định đặc điểm sỏi thận, nguyên nhân bệnh lý và đánh giá chức năng 2 thận.
  • Xử lý các căn bệnh nội khoa như cao huyết áp, đái đường, …
  • Người bệnh được chuẩn bị trước phẫu thuật theo quy trình thống nhất: nhịn ăn, thụt tháo, vệ sinh vùng phẫu thuật và toàn thân. Có thể dùng kháng sinh dự phòng trước mổ hoặc không tùy theo chỉ định.
  1. Quy trình tán sỏi thận
  • Bước 1: Bác sĩ gây mê cho người bệnh.
  • Bước 2: Đặt bóng phát sóng nhiễu xung kích lên lưng người bệnh tiếp giáp với vị trí sỏi tương ứng.
  • Bước 3: Qua X-quang định vị, bác sĩ sẽ tiến hành tán sỏi bằng cách phát xung của máy. Xung sóng hội tụ sẽ tập trung chính xác tới viên sỏi và tán nhỏ viên sỏi.
Quy trình tán sỏi thận qua da được thực hiện thế nào?
Quy trình tán sỏi thận qua da được thực hiện thế nào?

Điều cần làm sau khi tán sỏi qua da

Sau khi tiến hành tán sỏi, người bệnh sẽ có cảm giác đau vùng lưng nhẹ và có hiện tượng tiểu ra chút máu hồng, bác sĩ sẽ chỉ định thêm thuốc giúp ổn định tình trạng này sau tán sỏi.

Để lấy lại sức khỏe, người bệnh nên uống nhiều nước khoáng mỗi ngày nhằm giúp đường tiết niệu đào thải sỏi thận sẽ trở nên dễ dàng hơn. Nếu có hiện tượng lạ như sốt hay bắt gặp những cơn quặn đau tại vùng thận thì nên tới ngay cơ sở y tế gần nhất chuyên khoa tiết niệu để kiểm tra và xử lý kịp thời.

Hãy để lại ý kiến của bạn về bài viết này

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *